Rốn của trẻ sơ sinh được xem là vị trí dễ lâm vào tình trạng nhiễm trùng nhất vì có vết cắt dây rốn sau khi sinh tạo nên, đây cũng được xem là một vết thương hở trên cơ thể của trẻ. Nhiều cha mẹ vẫn luôn lo lắng khi thấy rốn trẻ sơ sinh bị ướt sau khi rụng. Tuy nhiên, không thể xem nhẹ tình trạng này nếu xuất hiện ở rốn của bé.
Nếu dụng cụ cắt dây rốn và các thao tác thay băng mỗi ngày cho bé không đảm bảo, không được diệt trùng cẩn thận thì rốn sẽ có nguy cơ đối mặt với nhiễm trùng rất cao. Mặt khác, những biểu hiện ở rốn của trẻ sơ sinh cũng ngầm báo động một bệnh lý từ nhẹ đến nặng. Để có thể hiểu rõ hơn vấn đề này các bậc cha mẹ hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây để biết cách chăm sóc cho trẻ tốt hơn.
Những nguyên nhân thường gặp khiến rốn trẻ sơ sinh bị ướt sau khi rụng
Thông thường rốn trẻ sơ sinh sẽ rụng sau khi sinh được khoảng 2 tuần. Tuy nhiên cũng sẽ có những trường hợp rốn trẻ bị rụng sớm hơn trong thời gian 1 tuần lễ hoặc cũng có thể sẽ kéo dài đến thời gian tận 1 tháng sau đó. Việc rốn trẻ sơ sinh bị ướt sau khi rụng được xem là khá phổ biến. Có thể đơn giản chỉ là vấn đề thông thường nhưng song song cũng sẽ là những bệnh lý cần được quan tâm.
Sau khi sinh dây rốn sẽ được cắt đi và phần còn lại được dính vào rốn của bé, được gọi là cuống rốn. Sau khoảng thời gian tầm 1 đến 3 tuần từ thời điểm bé được sinh ra thì theo bình thường cuống rốn sẽ dần khô và rụng đi. Nhưng cũng không tránh được trường hợp rốn trẻ sơ sinh bị ướt sau khi rụng hoặc cuống mãi không chịu rụng.
Tình trạng này cũng thường phổ biến và có 2 nguyên nhân chính gây ra chính là cách chăm sóc và vệ sinh vùng rốn của bé sai cách hoặc chưa đủ cẩn thận. Nguyên nhân thứ 2 được đánh giá là đặc biệt nghiêm trọng hơn là rốn của bé đã bị nhiễm trùng và mưng mủ.
Rốn trẻ sơ sinh bị ướt sau khi rụng liệu có nguy hiểm gì cho bé không?
Trong thời gian vừa được sinh ra, các bé trẻ sơ sinh thường sẽ được cắt dây rốn. Khi đó thì phần cuống rốn được xem là một vết thương hở trên người bé. Cùng với sự non nớt của cơ thể, vị trí ấy sẽ dễ dàng bị vi khuẩn xâm nhập nếu bé không được chăm sóc một cách chu đáo và cẩn thận.
Sẽ có một số vấn đề xảy ra ở vùng rốn của bé. Trong đó có tình trạng rốn trẻ sơ sinh bị ướt sau khi rụng do bị nhiễm trùng. Với nguyên nhân này thì trường hợp của bé khá nghiêm trọng. Còn đối với trường hợp trẻ sơ sinh bị ướt rốn nhưng vẫn sinh hoạt một cách bình thường thì cha mẹ của bé cũng không nên quá lo lắng. Bởi đây có thể xuất phát từ việc chăm sóc và vệ sinh chưa đúng cách. Vấn đề này sẽ khiến rốn của bé không thể khô, lành và rốn sẽ lâu rụng hơn vì chảy dịch.
Chăm sóc rốn trẻ sơ sinh bị ướt đúng cách tại nhà
Khi rốn trẻ sơ sinh bị ướt sau khi rụng thì phương pháp nào giúp tình trạng này được cải thiện nhanh chóng? Điều đầu tiên cần làm chính là bố mẹ nên theo dõi thường xuyên tình trạng của bé, không nên bỏ qua bất kì dấu hiệu nào ở vùng rốn của trẻ. Trong quá trình chăm sóc, bố mẹ cũng không nên tự bôi bất kì loại thuốc nào lên rốn nếu chưa được sự chỉ định và cho phép của bác sĩ chuyên khoa.
Để có thể chăm sóc và vệ sinh rốn của bé đúng cách, đơn giản và hiệu quả nhất mà hầu hết các bác sĩ chuyên khoa nhi đề xuất chính là dùng nước muối để rửa vết thương này của bé. Người chăm sóc bé sẽ sử dụng bông thấm lượng vừa đủ nước muối lau nhẹ nhàng quanh vùng rốn. Nên thực hiện từ 3-4 lần mỗi ngày sau đó thấm khô để rốn bé luôn trong trạng thái sạch sẽ và khô thoáng.
Sau khi hoàn thành công đoạn vệ sinh rốn cho bé, có thể dùng các loại thuốc làm khô rốn cho bé theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Thuốc nên được chấm đều lên rốn tránh tình trạng bôi lan ra các khu vực khác xung quanh rốn.
Để tránh làm rốn trẻ sơ sinh bị ướt sau khi rụng thì trong quá trình tắm người chăm sóc bé có thể dùng một miếng vải mềm hoặc bông gạc thấm hết nước đã chạm vào rốn. Sau đó phải để rốn thật khô thoáng. Lưu ý người chăm sóc nên rửa tay thật sạch rồi mới tiến hành tắm cho bé nhé!
Lúc nào bố mẹ cần đưa bé đến bệnh viện để thăm khám
Trong thời gian chăm sóc cũng như vệ sinh rốn cho bé thì bố mẹ cũng phải hết sức lưu ý để có thể loại bỏ tình trạng rốn trẻ sơ sinh bị ướt sau khi rụng. Đặc biệt, người chăm sóc hoặc bố mẹ của trẻ nên xử lý đúng cách và an toàn và tuyệt đối nên làm theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Trường hợp trẻ sơ sinh sau khi rụng rốn nhưng vẫn chảy dịch vàng và thời gian kéo dài trong vòng 1 tuần mà vẫn chưa hết thì ba mẹ nên cho bé đến bệnh viện thăm khám để có được sự chuẩn đoán cũng như điều trị từ các bác sĩ.
Ngoài ra, bố mẹ cũng cần đưa bé đến khám nếu thấy quanh rốn của bé chảy nhiều dịch hoặc xuất hiện mủ ướt kèm theo đó là sưng đỏ và chảy máu. Hoặc khi rốn trẻ sơ sinh bị ướt sau khi rụng có mùi hôi làm bé khó chịu và dẫn đến hiện tượng nóng sốt, quấy khóc.
Bài viết trên đã phần nào giải đáp những thắc mắc cũng như nỗi lo của các ông bố bà mẹ về tình trạng rốn trẻ sơ sinh bị ướt sau khi rụng. Tìm hiểu và biết cách xử lý hiệu quả cho bé là việc làm vô cùng quan trọng và cần thiết. Để có thể giúp bé có sức khỏe thật tốt cũng như sự phát triển toàn diện sau này nên vì thế mà mỗi bậc làm cha mẹ hoặc người chăm sóc trẻ rất cần cung cấp thêm những kiến thức như này nhé!