Hướng dẫn bạn kỹ thuật bứng mai vàng vào chậu

NỘI DUNG CHÍNH

Mai vàng là linh hồn của tết, đặc biệt là miền Nam, tuy nhiên, hiện nay kinh tế giao thông phát triển, miền bắc cũng có thú chơi mai. Vì vậy, trong những dịp cuối năm, nhu cầu tăng cao, là thời điểm cần bứng mai vào chậu để tạo khuôn, dáng và thúc đẩy ra hoa. Vậy kỹ thuật bứng mai vào chậu thế nào là đúng cách

Mai vàng là linh hồn của tết, tượng trưng cho sự sum vầy, hạnh phúc, ấm cúng, tài lộc, an khang. Hàng năm, mỗi dịp cuối năm, nhu cầu chơi mai của người dân tăng cao là thời điểm cần bứng mai vào chậu chuẩn bị chăm sóc cây ra hoa. Hãy tham khảo  kỹ thuật bứng mai vàng vào chậu

Thời điểm bứng mai vào chậu hợp lý

kỹ thuật bứng mai vàng vào chậu

Mai vàng là có tên khoa học là Ochna integerrima thuộc họ thực vật Ochnaceae. Cây hoa cảnh, dễ trồng, dễ sống, phát triển nhanh. Mai vàng là loại cây không kén đất trồng, có thể sống được những loại đất thịt, đất pha cát, sét pha, bazan…miễn là đất không quá nghèo chất dinh dưỡng. 

Vào khoảng tháng 10 âm lịch là thời gian hợp lý để bứng mai. Bởi đây là thời gian cây ngừng sinh trưởng, lá đã già, cây không phát sinh dễ cám, dinh dưỡng được đưa về dự trữ trong cây/ 

Ngoài ra, thời điểm này thời tiết đã hết mưa, và mai vàng phát triển tốt trong điều kiện khí hậu nóng ẩm, nên bứng mai vào thời gian này là hợp lý.

Nếu bứng cây vào thời gian khác, cần chờ lúc cây chuyển sang màu xanh đậm và dày. Cần có chế độ chăm sóc chu đáo. Tuy nhiên dễ xảy ra chết cây 

Kỹ thuật bứng mai vàng vào chậu

kỹ thuật bứng mai vàng vào chậu

Chú ý hướng mọc của cây 

Trước khi bứng cây vào chậu, nên chú ý hướng mọc thuận của cây, để không ảnh hưởng tới sinh trưởng của cây. Nếu bứng sai hướng mọc của cây, mai sẽ có thể bị chết

Cắt, tỉa cành lá

Sau khi xác định hướng, dáng cây, nông dân có thể cắt tỉa một số lá non, cành, nhanh thừa, giúp cây có thể giữ được nước trong thân, không qua lá, đảm bảo cây sinh trưởng tốt. cắt tỉa cành lá giúp bạn đễ dàng di chuyển trong quá trình bứng bới không cần bứng bầu quá to, giảm chi phía vận chuyển, hạn chế vỡ bầu đất

Nên dùng keo bôi liền sẹo vào chỗ cắt tỉa, hoặc dùng bao sạch bọc vào chỗ vừa cắt để tránh nhiễm khuẩn, mất nước, khô da

Đào, cắt rễ cây và làm bầu

Kẻ vòng tròn quanh gốc khoảng gấp 4 lần đường kính thân cây tính từ rễ. Lưu ý, đường kính phụ thuộc vào độ to và dáng của cây

Vẽ thêm vòng tròn thứ 2, hướng ra ngoài các vòng tròn đầu 4 -5 cm, và bứng cây là đường giữa hai vòng tròn

Sử dụng dụng cụ đào thật sắc, khử trùng trước khi đào. Nếu trường hợp bứng gặp  rễ to, nên bới phần đất xung quanh rễ, dùng dao thật sắc cắt dứt khoát và bôi keo để khô vết sẹo. nếu dễ quá to thì chia làm 2, hoặc rễ quá nhỏ thì cắt chỗ ngã rẻ, để vết cắt được nhỏ, vết cắt càng nhỏ, cây tổn thương càng ít

kỹ thuật bứng mai vàng vào chậu

Sau đó, các bạn hãy làm theo các bước sau đây:

  • Đào đất thật từ từ, xác định độ sâu của bộ rễ, xác định tới 1cm  nữa là giáp mí bên kia thì dừng, tránh làm đổ cay
  • Sau khi bôi keo liền sẹo khô, bó bầu đất bằng bao tải, dây cao su, tránh vỡ bầu khi di chuyển
  • Nên giữ bầu đất xung quanh gốc khoảng 40 – 50 cm, tránh vỡ bầu khi di chuyển. 
  • Nên phun đình kỳ thuốc kích rễ N3M, Bio Root… 7 – 10 ngày/lần sau khi trở cây về
  • Với những cây to, bị tổn thương nhiều, nên để nguyên bầu ít nhất 1 – 2 tháng rồi mới cho vào trồng trong chậu

Đây là quá trình trước khi  trồng mai vào chậu trong kỹ thuật bứng mai vàng vào chậu

Xử lý mai vàng mới búng, trồng cây vào chậu

Khi mới đem về, nên đặt mai vào nơi thoáng mát, xịt nước vào thân cây, tránh tưới nước vào bầu đất. dùng vật liệu thấm nước bọc kín đất, xịt nước sạch ướt thân cây để rửa, loại bỏ nấm bệnh, kích thích mắt ngủ phát triển

Sau đó, hạ thấp lớp đất xuống, phần trên để lộ mặt đất sau cho nửa rễ còn lại hạ thấp xuống đất, sao cho 2/3 phần rễ nằm hoàn toàn dưới đất. loại bỏ loại rễ chồng chéo, rễ nhỏ, xịt nước ướt, về sinh phần lưng của rễ

kỹ thuật bứng mai vàng vào chậu

Sát trùng, đục rửa vết cắt cho dẹp, dùng thuốc kích thích tái tạo rễ, chất chống thấm lên mặt cắt, dùng giấy bạc bọc kín che mát giúp vết cắt nhanh lành, tránh nhiễm khuẩn

Mở dây bó bầu, tiến hành đục gọn những vết cắt ở đầu rễ, giúp cây rễ dàng đâm rễ cam. Sau 5 – 10h, lấy mụn rừa phủ kín bầu dất đến cổ rễ, giúp giữ ẩm bầu đất

Nên phun nước lên thân cây, tránh tưới trực tiếp vào bầu đất. sau khoảng 7 – 15 ngày tiến hành đưa bầu đất vào chậu. Nếu bứng cây mai vào mùa mưa thì phải để từ 15 – 30 ngày.

Yêu cầu đất tơi xốp vừa, thoát nước tốt, giàu dinh dưỡng, đảm bảo sạch mầm bệnh. Bạn có thể sử dụng đất sạch Tribat giàu dinh dưỡng và chuyên biệt cho cây mai.

Rửa chậu mai sạch sẽ, dặt lớp sỏi phía dưới đáy chậu tránh úng rễ và thoát khí cho cây. Tiến hành đặt vây mai vào chậu, và cho đất đầy chậu. Nén nhẹ cho đất vũng, đặt cây  nơi thoáng mát giúp cây phục hồi tốt

Đây là quá trình trước khi  trồng mai vào chậu trong Kỹ thuật bứng mai vàng vào chậu, vậy cần chăm sóc cây thế nào sau khi đặt vào chậu

Chăm sóc cây mai mới bứng vào chậu

kỹ thuật bứng mai vàng vào chậu

Nên dùng 2 g thuốc kích rễ, 2ml B1 pha với 1 lít nước phun đều và tưới vào gốc cây, giúp cây cố định trong chậu. sau 7 ngày bạn cần phun kích rễ 1 lần, tưới nước rất quan trọng, nên tưới 2 -3 ngày/lần. Nước tưới gốc mai mới trồng nên dùng nước sạch, có thể dùng nước mưa, nước ao, hồ trong sạch…hạn chế dùng nước máy, nếu dùng nước máy cần để ít nhất 3 ngày cho clo bay hơi

Nên đặt chậu mai mới trồng tránh ánh nắng trực tiếp, tốt nhất để cây nơi thoáng mát, tránh mất nước khô đầu cành mới cắt, và làm nóng bộ rễ.

Cần đóng trụ giữ cô định cây, tránh cây bị ngã, giúp cây phát triển tốt, ổn định

Không nên bón phân trong tháng đầu tiên trông cây vào trâu, bởi cây mới bứng, bộ rễ tổn thương, dễ gây sót, hư rễ

Trên đây là kỹ thuật bứng mai vàng vào chậu và chăm sóc mai bứng vào chậu, chúc bạn sẽ có một cây mai tuyệt vời để chơi trong dịp tết này nhé.

TIN TỨC LIÊN QUAN