Tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh – Nguyên nhân và hướng xử lý 

NỘI DUNG CHÍNH

Tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh là một căn bệnh khá phổ biến làm cho nước mắt không còn thoát xuống mũi như bình thường. Và để tìm hiểu rõ hơn về căn bệnh này bạn hãy theo dõi bài viết tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh – Nguyên nhân và hướng xử lý.

Nguyên nhân gây ra tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh

Nguyên nhân gây ra tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh
Nguyên nhân gây ra tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh

Tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh đây là một tình trạng thường gặp thế nhưng nó không quá nguy hiểm. Những bé gặp phải trường hợp thường sẽ khỏi dần theo thời gian khi đáp ứng tốt những biện pháp điều trị. Bạn biết đấy nước mắt được sinh ra từ tuyến lệ. Nó giúp giữ cho đôi mắt luôn được bôi trơn cũng như có tác dụng làm sạch. Và sau khi nước mắt được sản sinh ở đây thì cùng với cử động của mắt những giọt nước mắt sẽ thoát ra. Nó bị ép vào các ống dẫn bên góc phía trong và nhờ đó nước mắt được thoát ra khỏi mắt và sau đó nhỏ xuống ống lệ tỵ phía sau của mũi. Tuy nhiên nếu như ống dẫn này bị tắc nghẽn hoàn toàn hoặc là một phần thì những giọt nước mắt không thoát ra ngoài được sẽ làm tắc lệ đạo hay gọi là tắc tuyến lệ. Trẻ sơ sinh là đối tượng dễ mắc bệnh này nhất bởi vì quá trình hình thành lệ đạo trong bào thai chưa được hoàn chỉnh. Vậy nên ở đầu dưới của ống lệ mũi còn lại là một màng tắc. Và một số nguyên nhân gây tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh đó là:

  • Nguyên nhân thứ nhất đó là do trẻ không có điểm lệ.
  • Nguyên nhân thứ hai đó là do trẻ bị rò ở túi lệ bẩm sinh từ lúc mới sinh ra.
  • Nguyên nhân thứ ba đó là tắc ống lệ mũi bẩm sinh: nguyên nhân này thường gặp ở khoảng 5% trẻ sơ sinh 12 – 20 tuần tuổi. 

Một số dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị tắc tuyến lệ

tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh
Một số dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị tắc tuyến lệ

Trẻ sơ sinh bị tắc tuyến lệ được nhận biết qua một số dấu hiệu như sau:

  • Dấu hiệu đầu tiên đó là khi trẻ sơ sinh bị chảy nước mắt và có hiện tượng gỉ mắt. Hiện tượng chảy nước mắt này không phải là khóc sẽ biểu hiện nhiều hơn khi trời lạnh, trời có gió hoặc khi trời nắng… Đặc biệt là khi mỗi sáng ngủ dậy thì mắt trẻ thường xuất hiện những gỉ vàng dính vào quanh mí mắt.
  • Dấu hiệu thứ hai dễ dàng nhận ra đó là mắt của trẻ sơ sinh khi nào cũng ướt ướt như vừa khóc bởi vì đọng nước mắt ở khe mi. 
  • Dấu hiệu tiếp theo đó là giả viêm kết mạc, thường sẽ bị đỏ da bờ mi và đồng thời thì trẻ thường hay dụi mắt.

Hướng xử lý khi trẻ em bị tắc tuyến lệ

Ở phần trên tôi đã chỉ ra nguyên nhân cũng như một số dấu hiệu tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh hay còn gọi là tắc lệ đạo. Tiếp theo tôi sẽ cung cấp một số thông tin hữu ích về hướng xử lý khi trẻ bị tắc tuyến lệ. Trong trường hợp không có điểm lệ và bởi vì màng ngăn ở điểm lệ nên có thể rạch để làm thông tuyến lệ. Còn nếu như nguyên nhân là do rò túi lệ thì bạn phải đến gặp bác sĩ để điều trị bằng phẫu thuật đóng lỗ rò lại. Hoặc nếu như nguyên nhân là do tắc ống lệ mũi bẩm sinh thì có thể tùy vào từng độ tuổi của trẻ mà có những chỉ định điều trị phù hợp.

tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh
Hướng xử lý
  • Đối với trẻ bị tắc tuyến lệ trước 3 tháng tuổi thì có thể điều trị bằng cách: day (mát – xa) ở vùng túi lệ và trường hợp này thì không cần thông bởi vì tỷ lệ tự khỏi là rất cao trong khoảng thời gian này. Bên cạnh đó thì bố mẹ cũng nên vệ sinh mí mắt bằng nước muối sinh lý và nhỏ tại chỗ nếu như có dấu hiệu viêm.
  • Đối với trẻ từ 3 đến 8 tháng tuổi thì có thể xử lý bằng cách: tiến hành bơm thông tuyến lệ hoặc có thể tra thuốc và day ở vùng túi lệ. Điều này tùy theo yêu cầu của bố mẹ trẻ cũng như tình trạng tiến triển hoặc những biến chứng của trẻ. 
  • Sau 8 tháng tuổi: thì nên xử lý bằng cách thông tuyến lệ bởi vì tỷ lệ tự khỏi lúc này đã giảm xuống 50%.

Lưu ý trước khi tiến hành thông tuyến lệ: trẻ cần được làm vệ sinh mắt sạch sẽ để lấy hết ghèn và gỉ. Sau đó dùng một ống nhỏ linh hoạt luồn vào bên trong tuyến lệ bị tắc để thông. Sau đó thì gia đình bé cần làm theo hướng dẫn của bác sĩ để không bị tắc trở lại.

  • Sau 1 năm tuổi: thì trẻ nên được phẫu thuật nối thông túi lệ – mũi chứ thông tuyến lệ không giải quyết được tình trạng tắc.

Lời kết

Trên đây là bài viết tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh – Nguyên nhân và hướng xử lý. Hy vọng những chia sẻ này sẽ cung cấp cho bạn một số kiến thức cần thiết để xử lý nếu con bạn gặp phải tình trạng này.

TIN TỨC LIÊN QUAN